Phát triển tư duy cho trẻ mầm non gồm phát triển những kỹ năng vận động, sáng tạo và logic. Vừa học vừa chơi là phương pháp tốt nhất giúp trẻ phát triển những khả năng này. Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm được các bài tập phát triển tư duy cho trẻ mầm non nhé.
Bạn sử dụng một cái khay, trong đó có chứa 5 vật khác nhau (bút chì, quả bóng nhựa, chìa khóa, muỗng…). Cho trẻ xem qua 5 phút, rồi lấy một tờ giấy (hoặc chiếc khăn) đậy lại. Sau đó, bảo trẻ kể tên những vật đã nhìn thấy.
Bài tập phát triển tư duy cho trẻ 5 tuổi: Bỏ 5 – 7 đồ vật vào trong một cái túi xách. Sau đó, cho trẻ thò tay vào sờ và nói tên các vật vừa sờ được. Tùy theo khả năng để tăng độ khó qua hình dáng các vật. Phép cộng trừ giúp trẻ phát triển những kỹ năng vận động, tư duy và logic.
Mẹ cùng chơi trò mua hàng với bé (có thể sử dụng tiền thật hoặc tiền giả để trao đổi mua bán các vật dụng). Ví dụ, hỏi bé: “Đồ vật này 5 đồng, đồ này 3 đồng, tôi muốn mua cả hai thì phải trả bạn bao nhiêu tiền?”. Đặt hai đồ vật cạnh nhau, để bé nhìn giá và cộng chúng với nhau, hoặc bỏ đi một vài thứ để bé học phép trừ. Nếu bé trả lời đúng, hãy tích cực khen ngợi. Khi bé trả lời sai, bạn cũng đừng vội chê bai hay trả lời ngay, mà cần phân tích, gợi ý để giúp bé tìm ra câu trả lời. Sau đó, áp dụng những việc này vào thực tế, khi bạn dẫnbé đi siêu thị hay mua sắm. Bài tập này giúp bé sau này để thể tính toán tốt những dạng toán lớp 1.
Đặt 5 – 7 món đồ chơi khác nhau lên một chiếc kệ. Sau đó, cho trẻ nhìn rõ, rồi quay đi chỗ khác hoặc chơi một trò khác. Mẹ dấu bớt một số vật trên kệ đồ chơi và bảo trẻ quay lại quan sát, xem thiếu những gì. Trong 3 phút, trẻ phải gọi tên được các đồ vật vừa “biến mất”.
Bạn vẽ lên trang giấy 3 loại hình: hình tròn, hình tam giác và hình vuông với 3 màu khác nhau, số lượng không giống nhau (mỗi loại từ 5 đến 10 hình) và đan xen lẫn nhau. Sau đó, yêu cầu trẻ tìm ra có bao nhiêu hình tròn, hình tam giác và hình vuông. Bài tập này giúp trẻ tư duy sáng tạo hơn.
Mẹ chuẩn bị 4 tấm bìa cứng làm 4 ô cửa bí mật, mỗi ô để một chữ cái (những chữ cái này khi ghép với nhau thành tên bé, tên con vật hay tên bộ phim bé yêu thích). Cách chơi như sau: Bạn mở trước 3 ô cửa, lấy ra 3 chữ cái và cùng bé phát âm 3 chữ cái đó. Còn lại 1 ô, cho trẻ đoán xem trong đó có chữ cái gì, rồi tự mở ô cửa. Nếu bé chưa đoán được, bạn có thể gợi ý. Ví dụ: “4 chữ trong 4 ô cửa này khi ghép với nhau sẽ thành tên của con là “NGỌC”, mẹ con mình đã mở được 3 ô cửa có chữ N, O, C rồi, vậy ô còn lại sẽ là chữ gì nào?”.
Bài tập giúp trẻ phân biệt kích thước các đồ vật
Bạn chuẩn bị các hình to – nhỏ khác nhau (có thể là hình ảnh các con vật, đồ vật như con voi, con chuột, cái tủ, cái bàn…). Các hình này chỉ những vị trí khác nhau như cuốn vở đặt trên bàn, ly ở dưới gầm bàn… Sau đó, bạn cho trẻ nhìn và yêu cầu hỉ ra các yếu tố như: con gì to hơn, vị trí nào trước – sau, trên – dưới? Đây là bài tập dễ, mẹ có thể nâng độ khó lên bằng việc so sánh từ 3 – 5 hình, với các câu hỏi như: con vật nào to nhất, con nào nhỏ nhất, cái gì ở trước nhất, cái gì ở sau cùng?… Cho trẻ xem hình và hỏi: “Bên phải ở trong hình là cái gì? Cái cốc ở bên trái hay bên phải của con?
Mẹ chuẩn bị các tấm ảnh chụp bé với một số vật dụng xung quanh (có thể tiến hành ngay khi trẻ ngồi học hoặc chơi). Cách làm như sau: Cho trẻ ngồi trên ghế và hỏi: “Quyển truyện ở phía nào của con?”. Cho trẻ xem hình và hỏi: “Bên phải ở trong hình là cái gì? Cái cốc ở bên trái hay bên phải của con? Cái tủ này ở đằng trước hay sau so với vị trí con ngồi?”…
Bạn chuẩn bị các hình ảnh chụp vật dụng trong nhà, hình chụp các loại thú… Sau đó, yêu cầu trẻ chỉ ra các đồ vật cùng nhóm (đồ dùng làm bếp, đồ dùng trong phòng tắm, vật dụng làm bằng gỗ… ) hay các loại thú theo từng nhóm như gia cầm, thú hoang, loại sống trong nhà, dưới biển…
Mẹ chuẩn bị các bức tranh có nội dung về các mùa trong năm (Xuân – Hạ – Thu – Đông), các câu chuyện với các hoạt động trước sau. Trước khi chơi trò này, bạn hãy nói cho bé cách nhận biết các mùa trong năm (ví dụ: mùa Xuân có hoa Đào, mùa Hạ có hoa Phượng, mùa Thu lá cây chuyển sang màu vàng úa, mùa Đông hoa cải nở vàng rộ…). Sau đó, cho trẻ nhìn các bức ảnh diễn tả các thời điểm khác nhau và sắp xếp chúng theo đúng trình tự thời gian.
Bài tập giúp trẻ tìm được điểm giống và khác nhau của các đồ vật
Với trò chơi này, bạn có thể áp dụng cho bé vào dịp dọn phòng, thay đổi xếp đặt các vật dụng trong nhà hay các món đồ chơi trên kệ đồ chơi của trẻ (thêm vào và bớt đi vài món). Khi đó, bạn chỉ việc yêu cầu trẻ phát hiện ra sự thay đổi những đồ vật ấy. Một trò chơi khác cũng khá hấp dẫn, giúp bé nhận ra điểm giống khác của nhau, đó là cho bé xem và tìm ra được ít nhất từ 3 – 5 điểm khác nhau giữa hai bức tranh trông có vẻ như giống hệt nhau.
#
Nguồn: ST