Công cụ thứ 1 là Sinh Trắc Vân Tay:
Hiện nay có một số công cụ để giúp học sinh lựa chọn đúng ngành nghề mà học sinh đó giỏi và có thể tư vấn chính xác sứ mệnh của học sinh đó là gì. Từ đó giúp học sinh chọn đúng ngành nghề mình yêu thích và giỏi. Ngay khi học các em đã yêu thích để học tập có kết quả tốt. Sau này ra trường các em sẽ làm việc có hiệu quả cao hơn. Thực trạng làm trái ngành, trái sở trường, bỏ việc, làm việc không đam mê đã gây tình trạng lãng phí rất lớn tại Việt Nam. Nhưng hiện nay các cơ quan hữu quan, ngành Giáo dục vẫn chưa tìm ra được giải pháp hiệu quả nhất. Và đó là lý do công cụ ra đời, sẽ là giải pháp hữu hiệu, cần thiết, đáp ứng được nhu cầu cấp bách hiện nay.
Có một số công cụ khoa học để giúp học sinh lựa chọn đúng ngành nghề mình giỏi như: Sinh trắc vân tay, một bộ môn khoa học dựa vào dấu vân tay để phân tích ra điểm mạnh, điểm yếu, năng lực, loại hình thông minh, chỉ số thông minh, khả năng hoạt động của não bộ để giúp các em chọn đúng nghề mình giỏi. Đây là một công cụ rất tốt và đã ứng dụng tại Việt Nam khoảng 10 năm. Trên thế giới đã ứng dụng vài chục năm. Điểm nổi bật của công cụ này là nói ra được sự phát triển của các vùng não bộ, chỉ số tiếp nhận, phân tích của não bộ, 10 chỉ số thông minh, 9 loại hình thông minh, phương pháp học tập hiệu quả của học sinh... Cuối cùng là cho ra được nhóm ngành nghề người đó giỏi nhất để định hướng nghề nghiệp. Điểm hạn chế của công cụ này là cần gặp trực tiếp và quét vân tay bằng thiết bị chuyên dụng mới phân tích được nên khó khăn trong việc làm trên diện rộng. Những học sinh ở xa, khó có cơ hội để thực hiện. Bên cạnh đó, công cụ mới chỉ xác định được thế mạnh của một người chứ chưa biết chính xác đam mê và sứ mệnh của học sinh đó là gì.
Công cụ thứ 2 là DISC :
DISC viết tắt của 4 nhóm tính cách:
Dominance – Influence – Steadiness – Compliance (Sự thống trị, ảnh hưởng, kiên định và tuân thủ).
Bài kiểm tra DISC là một loại trắc nghiệm dùng để đánh giá hành vi cá nhân tập trung vào bốn đặc điểm tính cách nổi bật con người trong một khoảng thời gian nhất định: Sự thống trị (D), Ảnh hưởng (I), Sự kiên định (S), và Sự tuân thủ (C). Lý thuyết này sau đó được phát triển thành một công cụ đánh giá hành vi của nhà tâm lý học Walter Vernon Clarke. Dựa vào các nhóm tính cách này, chúng ta có thể áp dụng trong giao tiếp để biết được tính cách của người đối diện thông qua quan sát hành vi của họ, từ đó tạo được sự hiệu quả trong giao tiếp và khiến cuộc trò chuyện trở nên thoải mái và không quá khó xử.
Nguồn gốc của DISC
Trắc nghiệm DISC được xây dựng dựa trên lý thuyết DISC của nhà tâm lý học William Moulton Marston - còn được biết dưới cái tên Charles Moulton. Marston là một luật sư và một nhà tâm lý học. Ông được đào tạo tại Đại học Harvard, tốt nghiệp hạng Phi Beta Kappa và nhận bằng cử nhân vào năm 1915, bằng cử nhân luật LLB năm 1918 và bằng Tiến sĩ Tâm lý năm 1921. Sau khi giảng dạy tại Đại học Mỹ ở Washington, D.C. và Đại học Tufts ở Medford, Massachusetts, năm 1929 Marston chuyển đến sinh sống tại Universal Studios ở California và bắt đầu công việc của một Giám đốc Dịch vụ Công cộng.
Công cụ này có điểm yếu là dựa vào trực giác, cảm nhận nhiều hơn nên độ chính xác và tính ứng dụng trong hướng nghiệp chỉ áp dụng được ít. Chủ yếu úng dụng trong nhân sự sau khi đã đi làm.
Công cụ thứ 3: Là một số ứng dụng, bộ trắc nghiệm miễn phí có trên mạng
Là một số ứng dụng, bộ trắc nghiệm miễn phí có trên mạng. Tuy nhiên các phương pháp đó chủ yếu là những bộ câu hỏi trắc nghiệm chỉ mang tính tương đối và đôi khi sẽ là câu trả lời theo cảm tính nên tính chính xác chưa cao.
Công cụ thứ 4: Thuyết con nhím
Truyện kể rằng, trong khu rừng nọ có một con Cáo khôn ngoan, ranh mãnh với nhiều chiêu trò tinh quái, còn Nhím là con vật nhỏ bé, cục mịch và di chuyển chậm chạp. Ngày qua ngày, Cáo luôn nghĩ ra nhiều chiêu trò để tấn công nhím nhưng lần nào cũng bị thất bại, thân mình cắm chi chít gai. Sau tất cả, cáo vẫn không bao giờ hiểu được rằng: Dù Cáo có nhiều trò ma mãnh đến mấy cũng không thể bắt được Nhím chỉ thành thục một kỹ năng, đó chính là tự vệ.
Hành động cuộn tròn người lại và xù gai tuy hết sức đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả bất ngờ
Từ câu chuyện ngụ ngôn đó, triết gia Isaiah Berlin đã phân chia con người thành 2 nhóm:
-> Người "Cáo": Là người luôn đặt ra nhiều mục tiêu, với từng chiến lược cụ thể nhưng khó đạt được hiệu quả trong dài hạn
-> Người "Nhím": Là người chỉ tập trung vào một mục tiêu, và giải quyết mọi việc theo cách đơn giản nhất.
Nói kỹ hơn về nhóm Người "Nhím", họ sẽ tập trung vào điểm mạnh duy nhất của bản thân, nhờ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh và sự khác biệt với mọi người xung quanh, từ đó giành chiến thắng. Đó cũng chính là luận điểm quan trọng nhất hình thành nên Thuyết con Nhím (Hedgehog concept) mà Jim Collins đã đề cập đến trong cuốn sách kinh điểm "Good to great" năm 2001.
Theo thuyết con nhím, chọn lựa ngành nghề lý tưởng sẽ là điểm giao thoa của ba yếu tố: điều bạn thực sự đam mê, điều bạn thật sự giỏi và nhu cầu xã hội. Hay nói cách khácchọn đúng ngành chính là việcchọn đúng sở thích,phù hợp với năng lực và đáp ứng nhu cầu của xã hội.